(+84) 2513 857 563
- Trang chủ
- Tin tức
- Tin báo chí
- Cảm biến điện dung là gì? - nguyên lý, cấu tạo của cảm biến điện dung
Cảm biến điện dung là gì? - nguyên lý, cấu tạo của cảm biến điện dung
Cảm biến điện dung là gì?
Cảm biến điện dung hay tên gọi khác là cảm biến điện môi, đây là thiết bị dùng để đo hằng số điện môi ở môi trường xung quanh và được dùng để phát hiện chất lỏng, chất rắn, … Hoặc có thể dùng đo mức liên tục ngõ ra tín hiệu 4 – 20 mA, 0 – 10V. Cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi điện dung của tụ điện bên trong của cảm biến. Hay nói đơn giản thì cảm biến điện dung hoạt động dựa vào sự thay đổi của dung kháng giữa thành bồn chứa và cảm biến. Thiết bị này được hoạt động tốt trong các môi trường khắc nghiệt như: môi trường dễ cháy nổ, nhiệt độ và áp suất cao, … có thể dùng để đo mức nước sạch, đo mức acid, báo mức hóa chất, dầu, …
Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung
Trong cảm biến điện dung gồm có một bộ phận làm thay đổi điện dung C của các bản cực. Chúng hoạt động dựa trên sự thay đổi điện dung của tụ điện. Khi có một vật bất kỳ đi qua trong vùng nhạy của cảm biến thì điện dung của tụ điện sẽ tăng lên. Sự thay đổi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khoảng cách, kích thước, hằng số điện môi của vật, … Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm biến dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 tấm cực.
Để dễ hình dung thì bạn có thể hiểu rằng xung quanh cảm biến luôn có một lượng rất nhiều điện cực được mắc nối tiếp giữa cảm biến và thành bồn. Khi mức chất lỏng hoặc chất rắn tiếp xúc với điện cực của cảm biến thì lượng điện cực sẽ tăng lên. Tín hiệu được gửi về các vi xử lý và trả về kết quả để chúng ta có thể xác định được mức của nhiên liệu tiếp xúc với cảm biến.
Cảm biến điện dung thuông thường sẽ có dải đo từ 2 đến 50mm. Các out thông dụng của chúng thường là PNP/NPN/NO/NC, … Mỗi một nguyên liệu khác nhau lại có một mức độ dẫn điện khác nhau nên chúng ta cần sử dụng cảm biến cho phù hợp với từng môi chất. Ví dụ như môi trường nước RO hay là nước cất sẽ có độ dẫn điện rất thấp rất ít loại cảm biến điện dung đo được.
Cấu tạo của cảm biến điện dung
Cảm biến tiệm cận điện dung thường thấy dùng để phát hiện các vật thể kim loại, gỗ, giấy, nước, bột, hạt, … mà không cần tiếp xúc với vật thể đó.
Nó bao gồm:
- Bộ khuếch đại tín hiệu
- Bộ phân tích tín hiệu và
- Mạch LC - tức là mạch điện cộng hưởng bao gồm cuộn dây (L) và tụ điện (C).
Ngân Anh Phát chúng tôi chuyên cung cấp các dòng sản phẩm về Cảm biến điện dung từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới với độ chính xác cao & hiệu quả tuyệt đối. Quý khách có thể tham khảo tại đây hoặc liên hệ tới chúng tôi qua:
Hotline: 02513 857 563
Email: Sales@ngananhphat.com
Website: www.ngananhphat.com
Xem thêm: Cảm Biến Quang là gì?
Bài viết liên quan
- Cửa sổ thông minh (25/04/2014)
- Dịch vụ viễn thông: Xuất hiện tân binh "ngoại" GDS (25/04/2014)
- Hệ thống xe tự động giao tiếp bước vào giai đoạn thử nghiệm thực tế ở Mỹ (25/04/2014)
- Xuất hiện robot biến hình độc đáo không kém Transformers (25/04/2014)